Tiếng Việt | English

Chúng ta hãy lấy Malaysia làm một ví dụ, cho tới thời điểm này, Malaysia có khoảng hơn 60.000 nhà Yến. Chi Cục Thú Y Malaysia đã tổ chức việc giám sát thường xuyên số lượng nhà Yến khổng lồ này và cho đến nay, chưa có một trường hợp nào được phát hiện về các bệnh như  cúm gia cầm thể Avian. Chim Yến không thể truyền dịch cúm gia cầm vì các lý do sau (1) Chim Yến thuộc dòng chim không di cư và chúng thường không chia sẻ không gian bay cũng như không gian làm tổ với các loài chim khác (2) Vì chân chim Yến ngắn và yếu, chim Yến không bao giờ đậu trên dây cáp điện thoại như chim sẻ ngoại trừ nơi làm tổ, chúng bay liên tục trừ khi thời gian nghỉ ngơi và ấp trứng (3) Hơn thế nữa, chim Yến không chia sẻ nguồn thức ăn và nước uống với các loại chim hay động vật khác, chúng uống các giọt nước trong bầu khí quyển và ăn côn trùng bay trong không khí. Tóm lại, các đơn vị Y tế chức năng và các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới chưa từng tìm ra virus cúm gia cầm từ chim Yến. Trong thực tế, các trại chăn nuôi gia cầm là nơi có nguy cơ rất cao trong việc lây lan cúm gia cầm. 

Rất nhiều người cho rằng màu đỏ của tổ Yến huyết là do máu của chim Yến tạo nên, nhưng thực sự màu đỏ đó được tạo nên bởi việc hấp thụ các khoáng chất (khoáng chất sắt từ thành hang hoặc nồng độ sắt cao từ nước bọt của chim Yến) hoặc bị oxy hóa theo thời gian sẽ làm cho tổ Yến có màu sắc sậm hơn so với bình thường. Ngoài ra, một số người kinh doanh tổ Yến thiếu lương tâm sẽ nhuộm màu cho tổ Yến thường để tăng lợi nhuận. Thực chất, hàm lượng dinh dưỡng trong tổ Yến trắng tương đương với Yến huyết.  

Câu trả lời là chắc chắn bạn sẽ trở thành triệu phú! Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là tỷ lệ thất bại của việc đầu tư nhà Yến là trên 80%. Tệ hơn nữa là nhà đầu tư có thể mất luôn toàn bộ số vốn vì các lý do sau:

- Thiếu hiểu biết và áp dụng các kỹ thuật chưa đúng trong việc chăn nuôi Yến.
- Không hiểu rõ và có quan điểm sai lầm về chim Yến và nuôi Yến.
-  Chọn lựa sai địa điểm để nuôi Yến.
- Thiết kế nhà Yến chưa đúng kỹ thuật.
- Làm theo phong trào và cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau.
- Bị các cấp chính quyền địa phương yêu cầu ngừng hoạt động. 

- Mô hình này sẽ thành công miễn là việc cung cấp thức ăn cho chim Yến có sẵn xung quanh khu vực nuôi Yến.

- Việc được cấp phép hợp pháp cho khu nuôi Yến sinh thái, được trang bị các thiết bị theo tiểu chuẩn hiện đại, công nghệ mới trong việc ấp, nở và nuôi chim Yến, hệ thống an ninh giám sát tự động sẽ tạo thành một hệ thống liên kết hoàn hảo tạo nên thành công cho khu nuôi Yến sinh thái.

- Các cơ quan chức năng rất khuyến khích thực hiện mô hình nuôi Yến tập trung này và đó cũng là xu hướng trong tương lai. 

Hãy cùng xem xét những thị trường tiềm năng cho Yến sào như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và những quốc gia khác. Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ khoảng 80% sản lượng Yến sào trên thế giới trong thế kỷ 21. Có 3 yếu tố chính để thúc đẩy nền công nghiệp đầy hứa hẹn này:

- Các tiêu chuẩn sống đã được nâng cao và điều đó tạo nên một nhu cầu thưởng thức các thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên như Yến sào.
-  Nhận thức của con người về việc phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe đã làm đẩy mạnh doanh số bán tổ Yến.
- Chỉ có một số ít quốc gia trên thế giới có thể cung cấp Yến sào, và các quốc gia đó nằm tại khu vực Đông Nam Á.

 

Tất cả các câu hỏi trên đều được trả lời bởi Nhà tư vấn Tiến sỹ Alfred Chong